Đáp Án Đại Học Môn Văn Khối D 2010

GỢI Ý GIẢI ĐỀ VĂN D 2010

I. Phần chung

Câu I:

Tìm hiểu chung về tác phẩm
1.Xuất xứ:

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, in trong tập Con chó xấu xí(1962)
Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được Kim Lân viết ngay sau cách mạng tháng Tám 1945. Truyện được khơi nguồn cảm xúc từ nạn đói khiến hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.

2.Tình huống đặc sắc của truyện Vợ nhặt:
-Tràng là nhân vật có ngoại hình xấu, còn dở người. Lời ăn tiếng nói của Tràng cũng cộc cằn, thô kệch như chính ngoại hình của anh ta. Gia cảnh Tràng rất ái ngại. Nguy cơ ế vợ đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn đeo bám. Trong lúc không một ai nghĩ đến chuyện vợ con ( kể cả Tràng), thì anh ta lại đột nhiên có vợ. Trong hoàn cảnh đó, Tràng “nhặt được vợ” là nhặt thêm một miệng ăn, là nhặt thêm tai học cho mình, đẩy mình gần hơn với cái chết. Vì vậy, việc Tràng có vợ là một tình huống éo le, là một nghịch cảnh vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.
– Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên cùng bàn tán, phán đoán rồi cùng nghĩ “ biết có nuôi nỏi nhau sống qua được cái thì này không”, cùng nín lặng.
– Bà cụ tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi cúi đầu nín lặng với nỗi lo rất chung mà mà cũng rất riêng “ Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”.
– Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ. Thậm chí sáng hôm sau, Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.
=> Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa
bất ngờ lại vừa hợp lí.

3.Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật.
Giá trị hiện thực:
– Tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.
– Cái đói đã bóp méo cả nhân cách con người.
– Giá trị con người bị phủ nhận khi chỉ vì cùng đường đói khát mà phải trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, bất chấp cả e thẹn.
Giá trị nhân đạo:
– Đề cao tình người, lòng nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc.
– Đặc biệt, sự cưu mang đùm bọc của những con người nghèo đói là sức mạnh để họ vượt lên cái chết.
Giá trị nghệ thuật:
Tình huống truyện khiến diễn biến phát triển dễ dàng và làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận đồng thời nổi bật chủ đề tư tưởng tỏc phẩm.

4. K ết lu ận: Truyện qua việc xây dựng tình huống đặc biệt-Tràng nhặt được vợ trong cơn đói kém đã thể hiện tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao hạnh phúc, tổ ấm gia đình.

Câu II: (tham khảo)

  1. Khái niệm:

– Đạo đức là toàn bộ các quan niệm về thiện ác lương tâm danh dự về trách nhiệm long tự trọng, công bằng hạnh phúc và những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với ngừơi, cá nhân với xã hội

– Đạo đức giả: Theo tôi đạo đức giả là thói nhằm hướng tới cái ác một cách trơ trẽn, một cách vô trách nhiệm nguỵ trang bằng bằng một lớp vỏ đạo đức để đánh lừa người khác.

  1. Sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và đời sống

– Thói đạo đức giả có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Trong cơ quan, có những người làm việc thì qua loa tắc trách, trong lòng đầy thói ghen ghét đố kị, luôn âm mưu hãm hại người này người khác để rắp tâm thực hiện ý đồ cá nhân nhưng lại luôn mang một bộ mặt hiền nhân quân tử. Trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, làng xóm là những mối quan hệ thân tình, trong trẻo mà nhiều khi cũng bị thói đạo đức giả len vào.

– Thói đạo đức giả rất khó bị phát giác. Người có tính nóng nảy, thô thiển hoặc có thói ích kỷ… rất dễ bị người đời chỉ mặt đặt tên. Nhưng buồn thay, thói đạo đức giả lại vẫn thường chung sống với cộng đồng một cách… vui vẻ. Con người dễ bị thói xấu này dối lừa là bởi cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa của nó. Với vẻ bề ngoài, thói đạo đức giả cũng phô diễn vẻ đẹp của nhân cách, của luân thường đạo lý. Vì vậy dễ chiếm được sự đồng cảm của số đông. Điều khác biệt tuyệt đối là đạo đức nhằm hướng thiện còn thói đạo đức giả thực hành cái ác.

– Thói đạo đức giả là bạn đồng hành với tâm lý cả tin. Ở đâu có sự cả tin thì ở đó thói đạo đức giả còn đất sống.Đạo đức XHCN hướng con người tới tinh thần cao cả của tâm hồn, văn hóa. Bởi vậy, trong cuộc sống luôn đòi hỏi sự rèn luyện. Cảnh giác và tẩy trừ thói đạo đức giả là điều vô cùng cần thiết, trước hết là sự cảnh giác với chính bản thân mình.

Tr ích Báo Văn nghệ, số 13

II. Ph ần ri êng:

C âu III.a

1. T ác gi ả:

– Tiểu sử nhà thơ Thanh Thảo

– Xu h ư ớng ngh ệ th u ật khi l àm th ơ: lời thơ có tính tượng trưng siêu thực, gợi ra những liên tưởng đa chiều, đa nghĩa ở bạn đọc qua một hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ

2. Bài thơ:

– sáng tác Quân khu Năm-Đà Nẵng năm 1979, được công chúng biết đến lần đầu vào năm 1985 khi tập thơ “Khối vuông ru-bích” ra đời

– bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo

3. Thân bài:
Để hiểu bài thơ trước hết ta phải hiểu về nhân vật Phi-đe-ri-co Gar-xi-a Lor-ca (1898-1936). Ông là một tài năng sáng chói của văn học Tây Ban Nha hiện đại, được xem là thần đồng có năng khiếu thiên bẩm về thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu, … Sau khi tốt nghiệp Đại học Luật năm 1919, Lor-ca lên thủ đô Madrit hoạt động nghệ thuật, trong bối cảnh đất nước Tây Ban Nha bị bao trùm bởi bầu không khí ngột ngạt của chế độ cai trị độc tài Pri-nô-đê Ri-vê-ra. Lor-ca nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh với mọi thế lực áp chế, đòi quyền sống chính đáng, vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật. Vì thế, năm 1936, chế độ phản động thân phát xít đã thủ tiêu Lor-ca. Từ đó, tên tuổi Lor-ca đã trở thành một biểu tượng, một ngọn cờ tập hợp các nhà văn hoá Tây Ban Nha và thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hoá dân tộc và văn minh nhân loại.

Với nhà thơ Thanh Thảo, ông đã mang trong ba lô ra chiến trường những bài thơ của Lor-ca, qua bản dịch của Hoàng Hưng, chép trong sổ tay như ông tâm sự “Thực ra Lor-ca đã sống trong tôi từ những năm 1969-1970 qua bản dịch chép tay mà chúng tôi truyền cho nhau… Và tôi đã viết “Đàn ghi ta của Lor-ca” trong cái ngày rầu rầu của năm 1979 ấy. Bài thơ được viết rất nhanh và hầu như không sửa chữa gì thêm” (Văn học và tuổi trẻ, số tháng 3/2009). Thanh Thảo nói thêm: “tôi viết bài thơ trong trạng thái không nghĩ ngợi gì, một trạng thái mà vô thức chiếm lĩnh tôi trọn vẹn”. Điều này chứng tỏ Lor-ca đã ám ảnh tâm thức của Thanh Thảo trong một thời gian dài, đến ngưỡng cảm hứng, thì tự nhiên bài thơ đã ngân vang như một khúc giao hưởng trầm buồn với phần đệm là những giọt âm thanh luyến láy thiết tha li-la li-la li-la ngân lên từ cây ghi ta cổ điển.

những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Mở đầu cho bài thơ của mình, Thanh Thảo giới thiệu với bạn đọc hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca qua những âm thanh, sắc màu, hình ảnh có tính tượng trưng, gợi liên tưởng đa chiều. Ấn tượng về những tiếng đàn bọt nước sao quá mỏng manh, như người nghệ sĩ Lor-ca chỉ với cây ghi ta và vần thơ mang theo khát vọng tự do dân chủ, một mình chiến đấu với bè lũ Phrăng-cô độc tài phát xít. Đây quả là một sự tương phản khắc nghiệt giữa “tiếng đàn bọt nước” với “áo choàng đỏ gắt”, gợi ra khung cảnh một đấu trường giữa võ sĩ với bò tót. Nhưng đây không hề là cuộc đấu để khẳng định sức mạnh của cơ bắp, mà là một cuộc chiến đấu giữa khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca với nền chính trị độc tài, của khát vọng cách tân nghệ thuật của chàng nghệ sĩ tâm huyết tài năng Lor-ca với nền nghệ thuật cằn cỗi già nua. Dù ở cương vị nào, chúng ta cũng nhận ra đây là cuộc đấu không cân sức, Lor-ca đang rất đơn độc trên hành trình lí tưởng gian nan, soi bóng lẻ loi giữa con đường đời đầy nguy hiểm mà chỉ có cây đàn, tiếng hát hộ thân.

Trong cuộc đấu khốc liệt này, Lor-ca luôn bị ám ảnh về cái chết, nhưng không ngờ nó lại đến với ông quá sớm, đến ở cái tuổi ba tám, tuổi con người đang vào độ phát tiết tinh hoa! “Con chim hoạ mi Tây Ban Nha” không còn lên tiếng hót. Thanh Thảo đã cất lên lời thơ đầy xót tiếc ngậm ngùi:

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du

Lời thơ vang lên là một chuỗi tự sự, nhưng cấu trúc lại đứt đoạn như để nhằm diễn tả cuộc đời Lor-ca “nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”. Hình ảnh thơ tả thực “áo choàng bê bết đỏ” đã phản ánh hiện thực phũ phàng, tàn khốc đổ xuống đời Lor-ca. Cái chết bi thảm của Lor-ca là một sự kiện chính trị lớn ở Tây Ban Nha. Nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền, được Thanh Thảo diễn tả theo lối tượng trưng độc đáo:

tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy

Lá bùa hộ mệnh rồi cũng đến lúc không cần nữa, trái tim của bất cứ ai rồi cũng đến lúc bất chợt lặng yên, chỉ khác nhau là nó đến sớm hay muộn đối với mỗi cuộc đời. Riêng Lor-ca, dù nhịp tim của nhà thơ không còn đập nữa, nhưng dư ba con sóng thơ cùng với giai điệu tiếng đàn ghi ta li-la li-la li-la tha thiết mang theo khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật của ông, tin rằng nó sẽ được cộng hưởng lan toả trong không – thời gian, neo đậu lâu dài trong tình cảm mến mộ của công chúng yêu nghệ thuật và trân trọng tự .

(Theo Nguyễn Tống -GV Trường Quốc Học Huế )

C âu III.b

Ý ngh ĩa b át ch áo h ánh c ủa Th ị N ở:

– thoát khỏi trận ốm đang hoành hành và  là liều thuốc giải độc cho nhưng quãng đời tội lỗi của Chí Phèo ngày xưa. Bát cháo đầy tình yêu thương của Thị đã giúp Chí lột đi vỏ quỷ để trở lại làm người. Tuy nhiên cái ngọt của bát cháo hành cũng làm tăng thêm bi kịch mồ côi của Chí Phèo.

– Hương vị bát cháo hành cũng là hương vị của tình yêu Thị Nở

Vì vậy, bát cháo hành của Thị chất chứa tình yêu thương chân thành của mụ đã biến Chí thành một con người khác hẳn, biến Chí từ một thằng lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ thành một người dân lương thiện, hiền lành với biết bao những cảm xúc, nghĩ suy của một con người.

Ý ngh ĩa chi ti ết “ấm n ư ớc đ ầy v à n ứ ơc h ãy c òn ấm” c ủa nh ân v ật T ừ d ành cho H ộ trong Đ ời Th ừa:

Đáp Án Đại Học Môn Văn Khối D 2010

Đáp Án Đại Học Môn Văn Khối C Năm 2010

Gợi ý giải đề Văn KHỐI C
.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1 : Anh Chị hãy trình bày ngắn gon về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh ?
+ Giới thiệu phong cách nghệ thuật Hồ chí Minh
– Phong cách nghệ thuật riêng vô cung đặc sắc
+ Ở mỗi thể loại văn học dù trong văn chính luân truyện ký hay thơ ca phong cách nghệ thuật HCM hết sức đa dạng phong phú mà thống nhất
– Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố cổ điển và hiện đại
– Cách viết ngắn gọn ,trong sang ,giản dị sử dụng linh hoạt cá thủ pháp ,biện pháp nghệ thuật khác nhau .nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc tư tuởng và tình cảm của người cầm bút
– Từ tư tưởng tới hình tượng nghệ thuật đeu luôn luôn vận đọng một cách tự nhiên ,nhất quán ,hướng về sự song ánh sang và tương lai
+ Qua những sang tác của mình HCM đã bộc lộ phong cách nghệ thuật vô cùng độc đáo hấp đãn có giá trị bến vững .Phong cách nghệ thuật ấy đã góp phần giúp cho những sang tác của Người không chỉ là hành vi chính trị , hành vi cách mạng mà còn là các tác phẩm văn chương chân chính.
Câu 2
* : Giải thích nhận định :
– Nói lên ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân tác động đến đời sống xã hội
– sử dụng biện pháp so sánh : giữa “ thói vô trác nhiệm ở mỗi cá nhân với ‘’m ột thứ AXIT vô hình ‘’ nhằm chỉ ra hậu quả ‘’ có thể ăn mòn cả một xã hội
*phân tích
-Tinh thần trác nhiệm của con người
+ Là ý thức của mỗi người đối với công việc những công việc trong xã hội diễn ra theo hương tích cực
+Tinh thần trá nhiệm là thước đo đánh giá cao nhân cách của mỗi con người
+ Hiện nay tinh thần trác nhiệm của con người được nâng cao rõ rệt trong moi đời sống con người
-Thói vô trác nhiệm
+Là ý thức của mỗi người đối với những công việc trong xã hội diễn ra theo hướng tiêu cực cần bài trừ loại bỏ ra khỏi xã hội
-Thói vô trách nhiệm là mai một nhân cách của con người biến họ trở thành con người không có ích cho xã hội
+ Hiện nay thói vô trách nhiệm của con người vẫn còn tồn tại trong đơì sống xã hội
*Rút ra bài học cần nâng cao tinh thần trách nhiệm và vài trừ thối vô trách nhiệm của con ngưòi trong cuộc sóng hiện nay
.PHẦN RIÊNG
Câu IIIa . Cảm nhận của Anh(chị)hai đoạn thơ.
Mở bài :Nêu tác giả,tác phẩm hoàn cảnh ra đời hai tác phẩm .
Thân bài : Phân tích Nội Dung đoạn thơ bài ‘Đây thôn vĩ Dạ’
-Đoạn thơ năm ở khổ hai tác phẩm tả cảnh song nước cùng với nỗi buồn chấp nhận sự xa cách
-Hai câu đầu ‘Gío theo lối gió ……hoa bắp lay ‘’
Nội dung : hai câu thơ tả thực về cảch song êm đềm nhịp điệu khoan thai _Sông Hương xứ Huế, cảnh mây gió đối nhau chuyển động ngượic chiều ,gió có lối của gió mây có lối của mây cảnh đẹp êm đềm nhưng trống vắng lạnh lẽo và buồn ,Hoa bắp lay làm cho không gian càng buồn hơn , đó là sự trống trải của lòng ngưòi đứng trước thự tế chia lìa xa cách cảnh vừa thực vừa mộng có song có thuyền nhưng lại rất mộng vì song trăng thuyền trăng bến trăng ,dòng song không còn là dòng song của song nước mà là song của ánh sang lấp lánh ánh bạc .
Hại câu tiếp: Con thuyền vốn có thực ,cũng thành mộng tưỏng, thành thuyền trăng đậu bến chở trăng về một nơi nào đó trong mơ.Trăng chở thành du khách trên sông.’’T ối nay ‘’c âu hỏi cuối cùng của khổ thơ nói lên sự băn khoăn lo lắng của tác giả nỗi buồn cô đơn của tác giả không đáp ưngd được tâm hồn thi sĩ
Nghệ thuật :phác hoạ những chi tiết đẹp nhất huyền ảo thơ mộng lãng mạng xây dựng hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo nhịp điệu 4.3 gợi cảm câu hỏi tu từ tinh tế
• Phân tích nội dung bài ‘’TR ÀNG GIANG’’
-Hai câu đầu cảnh hoàng hôn sông nước
Nghệ thuật : Hai câu thơ vẽ ra hai nét một nét về mây một nét về cánh chim ,Nát phác hoạ mây đùn núi bạc gợi được cái nhìn gợi cảm những đám mây trắng đùn lên về phía chân trời ánh dương phản chiếu và những đám mây lấp lánh như ngọn núi bạc
Qua đó thấy được sự nhạy cảm tinh tế của hồn thơi lãng mạng yêu quê hương đất nước gắn với quê hương đất nước trước sự rợn ngợp của không gian
Hình ảnh cánh chim nhấn mạnh sự rộng lớn bao la của vũ trụ
-Nghệ thuât 2 : Hình ảnh thơ có ý cổ điển mà vẫ hiện đại khổ thơ mới
Hai câu tiếp :Nghệ thuật một dùng từ chính xác’’ lòng quê ‘’
Nghệ thuật 2: lấy từ đốc đáo ‘’d ờn dợn ‘’
Nghệ thuât 3: nghệ thuâth thơ vừa cổ điển vừa hiện đại
*Nét chung của hai đoạn thơ vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước thể hiện tình yêu của nhà thơ được gửi gắm trong mỗi thi phẩm .
Kết luận :Lời thơ bộc lộ tình cảm mang tính thời đại tình yêu quê hương đất nước sâu lặng của hai nhà thơ
Câu III B
:Giới thiệu tác giả tác phẩm hoàn cảnh ra đời hai tác phẩm
-Nêu chủ đề của từng đoạn
-Giải quyết vấn đề
-khái quát tên và chủ đề hai tác phẩm vai trò vị trí của từng đoạn
Người lái đò sông đà đoạn thơ thể hiện một con sông đà trữ tình hình dáng ‘’ con song đà tuôn dài …..nương xuân dáng ve sông đà hiện lên mềm mại đén không gì sánh nồi , vẻ đẹp hội tụ của tất cả những gì tinh tuý cảu đất trời mầu đỏ của hoa gạo màu trắng của hoa ban .Hình ảnh dòng song hiện lên như một người phụ nữ kiều diễm phúc hậu gắn với vẻ đẹp văn hoá phong phú của một miền đất nước,màu sắc màu xuân xanh ngọc bích …..làm chủ
đep nhu bức tranh lụa lãng mạn trẻ trungo,biểu hiện sự gắn bó thiết tha với miền đất nước qua màu sắc
-t/y song song với niềm tự hào về đất nước,song song với tinh thần dân tộc rất cao.
+vẻ đẹp gợi cảm khác nhau:
-tĩnh lặng:hình ảnh dòng sông êm đềm,mênh mang.
: -thơ mộng: – gợi c/s tây bắc hứa hẹn đầy triển vọng,tiềm năng-thơ mộng như btranh cổ điển
-t/c yêu mến gần gũi với quê hương đnc
+gắn với bề sâu vhóa:
-gắn với những huyền thoại dân gian -như 1 người bạn thân từ lâu
Nhận xét 1: sông Đà trữ tình,gợi cảm và thơ mộng,sông Đà hiện lên qua liên tưởng,cảm nhận được vẻ đẹp phong phú ,tiềm ẩn.
Đặc sắc nghệ thuật: – cách đặt câu văn mang dáng dấp mềm mại,trải dài như chính dòng nước,hình ảnh thơ mộng,êm đềm , tạo không khí mơ màng,gây ấn tượng về thế giới kì ảo
Đoạn Văn 2
* “Ai đã đặt tên cho dòng sông”:đoạn văn miêu tả cuộc hành trình của dòng sông về với đồng bằng ngoại vi thành phố.
+dòng sông mang nhiều vẻ đẹp: -“mềm mại như tấm lụa
-vê đẹp trầm mặc,u tịch: “Rừng thông u tịch…”
+ nghệ thuật 1: hàng loạt những động từ diễn tả dòng chảy sống động qua các địa danh khác nhau của xứ Huế “đánh thức”. “bùng lên”, “chuyển dòng”. “vòng khúc quanh”.
+ nghệ thuật
+nghệ thuật 2:2 bút pháp kể và tả kết hợp nhuần nhuyễn,tài hoa giúp cho sông Hương nổi bật vẻ đẹp phối cảnh kì thú giữa thiên nhiên phong phú mà hài hòa.

Trích: nhóm sinh viên Đại học nông nghiệp ,học viện báo chí

Đáp Án Đại Học Môn Văn Khối C Năm 2010

Đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT 2010

Đáp án đề thi đại học, tuyển sinh đại học cao đẳng 2010

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu 1: Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nga M. Sô-lô-khốp.

a. Yêu cầu về kiến thức :

Mi-kha-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp là nhà văn Xô viết lỗi lạc, sinh năm 1905 và mất năm 1984. Ông được vinh dự nhận giải Nô-ben về văn học năm 1965, được liệt vào hàng những nhà văn lớn nhất của thế giới thế kỉ XX.

Ông tham gia cách mạng tại quê hương (thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a thuộc tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông) khá sớm với công việc thư kí ủy ban thị trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ.

Sô-lô-khốp đi Mát-xcơ-va vào cuối năm 1922, không tiếp tục theo học được, ông phải làm nhiều nghề để kiếm sống: Từ thợ đập đá, khuân vác đến kế toán. Thời gian rảnh rỗi, Sô-lô-khốp dành cả cho việc tự học và đọc văn học. Năm 1925, Sô-lô-khốp trở về quê.

Ở tuổi 21 (năm 1926), Sô-lô-khốp in hai tập truyện ngắn là “Truyện sông Đông” và “Thảo nguyên xanh”, gồm 21 truyện ngắn, phản ánh cuộc đấu tranh khốc liệt ở vùng sông Đông thời nội chiến.

Cũng trong khoảng thời gian này, ông đã bắt tay viết tác phẩm tâm huyết nhất của đời mình, đó là tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”. Cuốn tiểu thuyết được in dần từng phần. Tổng cộng 4 quyển, 8 phần, hoàn thành vào năm 1940 và lập tức được trao Giải thưởng Quốc gia.

Câu 2.

Trong cuộc sống, lòng yêu thương là một thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau, như Tố Hữu đã nói: “Có gì đẹp trên đời hơn thế – Người với người sống để yêu nhau”.

Lòng yêu thương được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài và lòng yêu thương cũng có thế chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì lòng yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu của cuộc sống.

Người cho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Người được nhận yêu thương thì có thể nhận được rất nhiều. Đối với một đưa trẻ, đó có thể là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, suối nguồn tươi mát ươm mầm cho một trái tim nhạy cảm. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bến bờ quay lại đối với những số phận lầm lỡ.

Lòng yêu thương là những rung động thiêng liêng giữa con người với con người, khiến người ta xích lại gần nhau, tạo thành sức mạnh. Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết sẽ vô cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào.

Và sẽ thật là một thảm họa nếu như thế giới ở trong tình trạng ấy. Rất có thể sẽ là chiến tranh, là chết chóc, bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo có thể bắt nguồn được từ đâu nữa? Khi ấy hạnh phúc sẽ ko thể tồn tại được nữa!

Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy, hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại được tình thương từ họ, hoặc có thể không, nhưng điều đó không quan trọng, vì chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người!

Ngày nay, trong môi trường toàn cầu hóa, giao tiếp con người càng rộng, lòng yêu thương cần được củng cố mở rộng ra hơn. Lòng yêu thương chính là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết, tích cực cải thiện cuộc sống. Lòng yêu thương kiến tạo ra thế giới hòa bình, hạnh phúc vũng bền.

II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)

Câu 3.a.

I) Yêu cầu: Học sinh biết làm bài văn nghị luận phân tích những đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự, bố cục chặt chẽ, văn viết trong sáng.

II) Bài làm thể hiện những ý chính:

1. Nguyễn Thi là cây bút văn xuôi hiện thực xuất sắc trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông sinh năm 1928 và mất năm 1968. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm viết về đất và người Nam bộ. Những đứa con trong gia đình là tác phẩm tiêu biểu. Trong đó, nhân vật Việt được tác giả khắc họa thật sinh động và giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ cứu nước.

2. Phân tích nhân vật Việt :

a) Việt – chàng trai Nam Bộ mới lớn với những phẩm chất hồn nhiên :

– Giữ trong mình cái ná thun từ thuở nhỏ dù đã cầm súng đi đánh giặc.

– Khi bị thương nặng trong đêm tối giữa rừng sâu, không sợ chết mà sợ ma.

– Tranh giành với chị Chiến từ việc đi soi ếch đến việc lập chiến công, giành đi bộ đội với chị.

 Việt là một hình ảnh sinh động của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mỹ.

b) Việt – mang tình cảm gia đình sâu nặng, sâu sắc :

– Thương mẹ, thương chị, thương chú Năm. Qua dòng hồi tưởng của Việt, hình ảnh người mẹ đã mất đã hiện lên qua người chị. Thương chị nhưng tính còn trẻ con nên giấu chị với đồng đội.

 Tình thương yêu của Việt đối với mẹ, chị là vô bờ bến, đó là động lực giúp Việt cầm súng đánh giặc để trả thù nhà.

c) Việt – mang phẩm chất người anh hùng :

– Gan góc, chiến đấu với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần, với ý chí và truyền thống của gia đình cách mạng.

– Dũng cảm cùng chị bắn cháy tàu giặc.

– Dù bị thương nặng, đói khát, dù tỉnh dù mê, dù kiệt sức vẫn sẵn sàng chiến đấu.

 Việt mang phẩm chất anh hùng cách mạng của thanh niên thời chống Mỹ cứu nước.

III) Qua dòng hồi tưởng của chính nhân vật Việt, nhà văn Nguyễn Thi đã khắc họa thành công nhân vật Việt với những phẩm chất đẹp đẽ: trẻ trung, tình yêu thương gia đình sâu nặng, gan dạ. Việt thật đáng yêu nhưng cũng rất mực dũng cảm anh hùng. Nếu câu chuyện của gia đình Việt là một “dòng sông”, thì Việt là “khúc sông sau”. Việt tiếp nối truyền thống yêu nước của cha ông, của dân tộc Việt Nam trong thời đại chống Mỹ cứu nước.

Câu 3.b.

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, nên có những nội dung cơ bản sau đây:

– Giới thiệu vài nét về nhà thơ Xuân Quỳnh: Nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ; thơ nói lên tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, tươi tắn, chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

– Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của thơ Xuân Quỳnh.

– Đây là khổ một và hai của bài thơ, thể hiện cảm nhận của nhà thơ về khát vọng tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.

– Tình yêu là cây đàn muôn điệu gảy lên muôn bản nhạc tình, có khi trầm bổng thiết tha, có khi nghẹn ngào đau đớn, cũng có khi e ấp, nũng nịu, dễ thương. Trong bài thơ Sóng, tình cảm của nhân vật “Em” cũng biến thiên như thế!

– Sóng! – là một hình tượng ẩn dụ, là phương tiện bộc lộ tình cảm của nhân vật “Em”:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

– Nhà thơ sử dụng những cặp từ ngữ đối lập để diễn tả những trạng thái tâm hồn trái ngược nhau, giằng xé nhau, buồn vui lẫn lộn trong tình yêu.

– Sông và bể cũng là hai hình ảnh đối lập, được dùng để thể hiện hai không gian có tính chất rộng lớn và nhỏ bé. Còn “Sóng” là hình tượng thể hiện tình cảm đang rạo rực trong trái tim người con gái và nói lên khát vọng của tâm hồn trong tình yêu: vươn lên để thể hiện cái lớn lao của tình yêu. Tâm hồn con người là một cõi mênh mông vô tận. Làm sao ta có thể đi xuyên suốt hết cái cõi vô tận ấy. Và ngay chính trong lúc cõi lòng đang bùng lên ngọn lửa yêu thương thì cô gái trẻ lại càng trăn trở, bâng khuâng, khắc khoải, dằn vặt với chính lòng mình. Phải vượt khỏi cái giới hạn chật hẹp này, phải lao mình vào chân trời bao la, những miền vô tận để hiểu rõ lòng mình. Con sóng đã rời bờ ra đi, đi thật xa, cố tìm hiểu và soi mình với những con sóng khác để biết được sự huyền diệu của tình yêu, mà hiện tại đối với sóng vẫn còn là một bí mật.

– Một nhà thơ Pháp đã từng khẳng định: “tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi”. Và thế rồi con sóng vẫn đi tìm mãi, tìm mãi:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

– Ngày xưa, ngày sau là hai từ ngữ mang tính chất ẩn dụ, thể hiện thời gian quá khứ và tương lai. Nó được sử dụng theo cách thức tương phản để khẳng định: sóng, khát vọng tình yêu của người phụ nữ, là khát vọng vĩnh hằng không thay đổi dù trước kia, hiện tại và sau này.

– Đến khổ thơ này, nhà thơ đã khẳng định một cách tường minh: con sóng chính là biểu tượng của nỗi khát vọng tình yêu, nhất là tình yêu của tuổi trẻ. Tuy nhiên có lẽ ngực trẻ là hai từ chưa chín, bởi vì dù trẻ hay già thì tình yêu thực sự vẫn luôn nồng nàn, say đắm và dữ dội như nhau.

– Tuy chỉ là hai trong số chín khổ thơ của bài thơ nhưng đoạn thơ là một khúc dạo đầu đầy ấn tượng để nói lên khát vọng tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Hình tượng sóng trong hai khổ thơ này vẫn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu đậm về sự mãnh liệt của tình yêu.

Đáp án môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010

Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT 2010

Đáp án đề thi đại học, tuyển sinh đại học caod dẳng 2010

TPO – Sáng nay, 2 – 6, thí sinh thi tốt nghiệp THPT làm bài môn Văn học. Tiền Phong Online xin giới thiệu bài giải của Tiến sĩ Trần Ngọc Hồng – Giảng viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010

Môn thi : NGỮ VĂN – Gíao dục trung học phổ thông

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

Câu 2 (3,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.

II. Phần riêng – Phần tự chọn (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008)

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh :

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, tr.122 – 123, NXB Giáo dục – 2008)

Đề thi môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010