Thông tin mới về tuyển sinh ĐH-CĐ của các trường

Hiện các trường ĐH-CĐ đã lên kế hoạch tuyển sinh năm 2010. Năm nay việc tuyển sinh ở một số trường ĐH sẽ có những thay đổi so với năm 2009.
Đáp Án Đại Học 2010
ĐH Quốc gia Hà Nội: giảm chỉ tiêu tuyển sinh

Theo ông Nguyễn Văn Nhã – Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội thì năm nay sẽ chỉ tuyển sinh khoảng 5.500 chỉ tiêu (CT) ĐH hệ chính quy, giảm 210 CT so với năm trước. Lý do giảm là vì trường muốn nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Cụ thể, một số ngành khó tuyển, khó xin việc  như: thổ nhưỡng, địa chất, địa lý… sẽ bị giảm bớt quy mô tuyển sinh. Còn lại, các ngành nghề, CT tuyển sinh, các hệ đào tạo…  năm nay vẫn cơ bản giống như năm 2009.

ĐH Ngoại thương: mở thêm ngành và chuyên ngành mới

Theo tin từ Phòng Đào tạo ĐH Ngoại thương: năm nay, ĐH Ngoại thương dự kiến tuyển 3.000 CT ĐH hệ chính quy; 300 CT bậc CĐ. Điểm mới của kỳ tuyển sinh năm nay là trường dự kiến sẽ mở thêm chuyên ngành Quản trị du lịch khách sạn thuộc ngành Quản trị kinh doanh. Ngoài ra sẽ có thêm 2 ngành mới là Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Các ngành, chuyên ngành khác và cách thức tuyển sinh của trường vẫn giữ nguyên như năm trước.

Học viện Bưu chính Viễn thông: mở lớp đào tạo bằng tiếng Anh

Ông Lê Hữu Lập – Phó giám đốc Học viện Bưu chính viễn thông cho biết: Dự kiến trường sẽ tuyển hệ đào tạo theo địa chỉ với khoảng 200 CT ngành công nghệ thông tin. Sinh viên theo học chương trình này sẽ được ưu tiên về mức điểm trúng tuyển, có thể chỉ cần bằng điểm sàn. Đặc biệt, năm nay trường sẽ mở lớp đào tạo bằng tiếng Anh cho những sinh viên có nhu cầu. Dự kiến tuyển khoảng 50 SV sau khi có kết quả trúng tuyển vào trường. Chương trình này được học liên thông quốc tế. Sau 2 năm, nếu sinh viên đạt trình độ có thể được học tại các trường nước ngoài và được các trường này cấp bằng. Ông Lập cũng cho biết, năm nay trường vẫn tuyển khoảng 2.000 CT ĐH hệ chính quy, trong đó chỉ có 500 CT được cấp ngân sách đào tạo, còn lại trường sẽ tuyển hệ đào tạo tự túc kinh phí như năm 2009.

ĐH Mỏ – Địa chất: tăng chỉ tiêu tuyển sinh

Ông Lê Trọng Thắng – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Mỏ – Địa chất cho biết: năm nay trường dự kiến tuyển 3.000 CT ĐH hệ chính quy, tăng 250 CT so với năm trước. Hệ CĐ vẫn giữ nguyên 300 CT như năm trước. Xu hướng của trường là sẽ mở thêm 2 khoa gồm: khoa Môi trường và khoa Xây dựng. Do đó CT tăng năm nay sẽ tập trung cho 2 ngành Môi trường và Xây dựng. Trường cũng dự kiến sẽ tuyển 1.000 CT hệ liên thông đối với tất cả các ngành đang đào tạo.

ĐH Thăng Long: tuyển mới 1.900 chỉ tiêu

Theo ông Phan Huy Phú – Hiệu trưởng nhà trường, năm nay trường vẫn tuyển 1.900 CT ĐH hệ chính quy. Các ngành đào tạo và các khối tuyển sinh cơ bản vẫn như năm 2009. Trường vẫn tổ chức thi tuyển và xét tuyển. Ngoài việc lấy số thí sinh dự thi vào trường, năm nay trường vẫn tiếp tục dành phần lớn CT để xét tuyển nguyện vọng 2 của thí sinh dự thi các trường ĐH khác.

24 lưu ý khi làm bài trắc nghiệm thi Đại học

Đáp án đề thi đại học cao đẳng, tuyển sinh đại học cao đẳng 2010

Bài thi trắc nghiệm kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 sẽ có từ 50 – 80 câu, được làm trong 90 phút. Ngày 11/6, ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã giới thiệu 24 lưu ý đặc biệt với thí sinh khi làm bài. Dưới đây là nội dung tư vấn

1. Thí sinh thi các môn trắc nghiệm tại phòng thi mà mình thi môn tự luận. Số báo danh lấy theo Giấy báo dự thi.

2. Thí sinh cần mang bút mực (hoặc bút bi), bút chì đen, gọt bút chì, tẩy vào phòng thi; nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài.

3. Trong phòng thi, mỗi thí sinh được phát 1 tờ phiếu trả lời trắc nghiệm và 1 tờ giấy nháp đã có chữ ký của cán bộ coi thi. Thí sinh cần giữ cho tờ phiếu phẳng, không bị rách, gập, nhàu, mép giấy bị quăn, bởi đây là bài làm của thí sinh, được chấm bằng máy.

4. Thí sinh dùng bút mực hoặc bút bi điền đầy đủ vào các mục để trống (từ số 1 đến số 9); chưa ghi mã đề thi (mục 10). Lưu ý, ghi số báo danh với đầy đủ 6 chữ số (kể cả chữ số 0 ở đầu số báo danh, nếu có) vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung số báo danh (mục số 9 trên phiếu trả lời).

Sau đó, dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột.

5. Khi nhận đề thi, thí sinh phải để đề thi dưới tờ phiếu trả lời; không được xem đề thi khi cán bộ coi thi chưa cho phép.

6. Khi nhận được đề thi và cán bộ coi thi cho phép, thí sinh bắt đầu xem đề thi và đặc biệt nhớ 2 lưu ý sau:

a) Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu có những chi tiết bất thường trong đề thi, hoặc có 2 đề thi trở lên, thí sinh phải báo ngay cho cán bộ coi thi để xử lý.

b) Ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Mỗi đề thi có một mã số, thí sinh xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung mã đề thi (mục số 10 trên phiếu trả lời trắc nghiệm); sau đó dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột.

7. Nếu phát hiện đề thi bị thiếu trang, thí sinh đề nghị cán bộ coi thi cho đổi bằng đề thi dự phòng có mã đề thi tương ứng (hoặc mã đề thi khác với mã đề thi của 2 thí sinh ngồi hai bên).

8. Theo yêu cầu của cán bộ coi thi, thí sinh tự ghi mã đề thi của mình vào 2 phiếu thu bài thi. Lúc này (chưa nộp bài) thí sinh tuyệt đối không ký tên vào phiếu thu bài thi.

9. Thời gian làm bài thi trắc nghiệm tuyển sinh vào đại học, cao đẳng là 90 phút.

10. Hai thí sinh ngồi cạnh nhau có cùng mã đề thi thì phải di chuyển chỗ ngồi.

24 lưu ý  khi làm bài trắc nghiệm thi Đại học, Giáo dục - du học, giáo dục, tuyển  sinh, đại học, cao đẳng, trắc nghiệm, thí sinh

Mẫu đề thi trắc nghiệm do Bộ GD – ĐT giới thiệu.

11. Chỉ có phiếu trả lời trắc nghiệm mới được coi là bài làm của thí sinh; bài làm phải có 2 chữ ký của 2 cán bộ coi thi.

12. Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút mực, bút bi.

13. Khi tô các ô bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn; ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 1 ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô khác mà mình mới lựa chọn.

14. Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, thí sinh tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu trả lời. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.

15. Khi làm từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm, phải đọc trọn vẹn mỗi câu trắc nghiệm, cả phần dẫn và bốn lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng (A hoặc B, C, D) và dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu.

Chẳng hạn thí sinh đang làm câu 5, chọn C là phương án đúng thì thí sinh tô đen ô có chữ C trên dòng có số 5 của phiếu.

16. Làm đến câu trắc nghiệm nào thí sinh dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu vì dễ bị thiếu thời gian.

17. Tránh việc chỉ trả lời trên đề thi hoặc giấy nháp mà quên tô trên phiếu trả lời. Tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm vì trong trường hợp này, máy sẽ không chấm và câu đó không có điểm.

18. Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh làm trên phiếu trả lời phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi. Tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng tô vào hàng của câu khác trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

19. Thí sinh không ra ngoài trong suốt thời gian làm bài. Trong trường hợp quá cần thiết, phải báo cho cán bộ coi thi trong phòng thi (cán bộ coi thi trong phòng thi có trách nhiệm báo cho cán bộ coi thi ngoài phòng thi hoặc thành viên của Ban coi thi biết); không được mang đề thi và phiếu trả lời trắc nghiệm ra ngoài phòng thi.

24 lưu ý khi làm bài trắc nghiệm thi Đại  học, Giáo dục - du học, giáo dục, tuyển sinh, đại học, cao đẳng, trắc  nghiệm, thí sinh

Xem lời giải tham khảo trên báo sau giờ thi.

20. Trước khi hết giờ làm bài 15 phút, được cán bộ coi thi thông báo, một lần nữa, thí sinh kiểm tra việc ghi Số báo danh và Mã đề thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

21. Thí sinh làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài.

22. Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài, thí sinh phải ngừng làm bài, bỏ bút xuống; đặt phiếu trả lời trắc nghiệm lên trên đề thi; chờ nộp phiếu trả lời theo hướng dẫn của cán bộ coi thi. Thí sinh không làm được bài vẫn phải nộp phiếu. Khi nộp, phải ký tên vào 2 phiếu thu bài thi.

23. Thí sinh chỉ được rời khỏi chỗ sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép thí sinh ra về.

24. Thí sinh được đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm của mình sau khi đã làm các thủ tục theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

24 lưu ý khi làm bài trắc nghiệm thi Đại học

Ba bước làm bài thi Toán ĐH không ân hận

Đáp án đề thi đại học cao đẳng, tuyển sinh đại học cao đẳng 2010

Dưới đây là những gợi ý của thầy giáo Trần Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng về cách làm bài môn Toán dễ “ăn” điểm.

Thí sinh cần phân biệt, kinh nghiệm thi cử khác với cách học ôn. Bởi, mục đích của thi cử là làm thế nào để thể hiện hết công suất những kiến thức đã tích lũy đạt hiệu quả cao nhất. Tránh tình trạng kiến thức tích lũy thì nhiều nhưng phần thể hiện bị hạn chế hoặc có nhiều sai sót, đến khi bước ra khỏi phòng thi lại tiếc nuối.

Vậy cách làm bài thi trong phòng thi thế nào để hết giờ làm bài không ân hận?

Bước 1, khi tiếp cận đề thi thì nên đọc lướt qua đề một lượt (khoảng 3 phút) để có cảm nhận đề thi. Sau đó đọc quay lại chậm hơn và đánh dấu câu theo trình trình tự và lên sơ đồ chiến lược để có xử lý phù hợp với thời gian làm bài. Trong đó, câu quen biết, câu dễ có thể làm được ngay, không nên lao vào những câu khó rồi bị tắc dễ mất phương hướng và rơi vào trạng thái mất năng lượng và không tự tin vào bản thân. Rồi khi quay sang bài khác lại bị tắc, đến khi quay lại câu dễ cũng dễ nhầm lẫn….

Bước 2, sắp xếp theo trình tự tối ưu: nên làm nhưng câu dễ (loại 1) trước, rồi mới sang câu loại 2 vẫn dạng quen nhưng đòi hỏi phải biến đổi kỹ năng – thêm vào một số kỹ năng tính toán, loại 3 thường là những câu hỏi có mức độ suy luận tích hợp nhiều kiến thức khác nhau. Loại 4 là những câu rất khó.

Bước 3, là làm bài thi theo trình tự đã sắp xếp. Thậm chí trong nhiều trường hợp có thể buông câu loại 4 (câu rất khó). Với những thí sinh giỏi thì có thể thi trên thang 10 điểm để phấn đấu làm thủ khoa. Còn HS trung bình thì thi co lại (tùy theo năng lực), dựa vào phân loại đề thì có thể chọn thang điểm 10 hay 9 hoặc 8 – thậm chí là thang 6,7 điểm.

Điều thí sinh cần biết, điểm sàn ĐH mấy năm gần đây ấn định trong khoảng 14-15 điểm ba môn thì phấn đấu đạt 6-7 điểm/ môn là có thể đỗ một trường ĐH nào đó. Do vậy, với những thí sinh có sức học trung bình nên lượng sức để làm bài thi đến đâu chắc đến đó để đạt hoăc vượt “ngưỡng” điểm sàn ĐH theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Tuy nhiên, trong thi cử không thể chủ quan bất cứ điều gì. Có nhiều trường hợp học sinh giỏi kiểu a-ma-tơ hay thích thể hiện là mình hoàn thành được bài thi trong thời gian sớm nhất nên dễ mắc lỗi cẩu thả – làm bài thi không theo chiến lược. Cũng có những thí sinh ngay khi nhận đề chủ quan và lao vào làm câu khó trước, đến khi “ngốn” hết nhiều thời gian làm bài thì cuống dễ mất điểm…

Ở môn thi Toán, thí sinh cần sắp xếp các câu từ dễ đến khó theo trình tự nêu trên và lượng sức để chọn “gói” điểm “đạt thủ khoa” hoặc “đậu ĐH”… Với những thí sinh làm bài thi tùy tiện thì rất ít bài thi đạt điểm từ 9,5-10 điểm mà chỉ đạt 7-8 điểm vì không sai sót ở khâu này sẽ sai câu khác.

Thường người ra đề thi cũng đã sắp xếp theo trình tự khoa học từ dễ cơ bản – nâng cao – khó. Vậy nguyên lý làm bài cũng nên được sắp xếp khoa học để không bị mất năng lượng.

Để tránh bài làm tưởng được hết nhưng lại bị “rơi” 0,25 – 0,5 điểm thì kỹ năng trình bầy bài thi rất quan trọng. Đồng thời, phải xem barem điểm theo cấu trúc nào thì làm bài theo cấu trúc đó.

Điều đó cũng chứng minh một điều, các HS giỏi có thể làm được các câu khó nhưng bị rơi vãi ở những câu dễ sẽ bị trừ điểm lỗi trình bầy. Có những bài thi đúng hết đáp số nhưng bị trừ…

Việc phân loại các câu trong đề thi từ dễ đến khó để định ra một chiến lược là đạt điểm 7, 8 – để tranh bị phân tán năng lượng một cách không cần thiết. HS giỏi để nhắc là không được tinh vi vì đề thi ĐH là đề cơ bản chưa phải là đề thi khó.

Một điểm cần lưu ý trong thi ĐH là nếu chúng ta làm câu dễ mà bị sai hoặc không làm được thì khả năng trượt ĐH là rất lớn. Vì nếu có 500.000 người thi mà câu dễ không làm được thì khả năng sẽ thua 490.000 người (họ làm được), còn nếu câu khó không làm được thì khả năng chỉ thua 5.000 người – thì sẽ không là vấn đề?.

Mùa thi đến, sức ép tâm lý thường ở nhóm HS có khát vọng thi đỗ vào trường ĐH top 1. Lời khuyên cho HS cơ sức học trung bình có khát vọng vào ĐH thì không quá lo lắng vì chỉ cần phấn đấu làm thế nào bài thi đạt điểm sàn (tối đa 15 điểm) – thì không cần thiết phải áp lực vào trường lớn.

Ba bước làm bài thi Toán ĐH không ân hận

Bài thi trắc nghiệm được chấm thi chi tiết tới 0,25 điểm

Đáp án đề thi đại học cao đẳng, tuyển sinh đại học cao đẳng 2010

Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, chấm điểm thi trắc nghiệm được tiến hành quy đổi bằng máy tính từ thang điểm 100 sang thang điểm 10 (điểm lẻ đến 0,25) cho từng bài thi trắc nghiệm.

Đáp án đề thi đại học cao đẳng, tuyển sinh đại học cao đẳng 2010Bài thi trắc nghiệm sẽ được kiểm dò kỹ để sửa các lỗi kỹ thuật

Lãnh đạo Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng cho biết: “Phần mềm chấm xác định được các lỗi làm phần riêng của thí sinh để chấm đúng theo Quy chế “thí sinh chỉ được phép làm một trong hai phần riêng, nếu làm cả hai phần riêng sẽ không được chấm phần riêng (chỉ chấm phần chung)”.

Phiếu trả lời trắc nghiệm được giữ nguyên không rọc phách, do đó quá trình chấm thi trắc nghiệm phải bố trí bộ phận giám sát trực tiếp và liên tục từ khi mở niêm phong túi đựng phiếu trả lời trắc nghiệm đến khi kết thúc chấm thi. Các thành viên tham gia tổ xử lý bài thi trắc nghiệm tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào khu vực xử lý bài thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh với bất kỳ lí do gì.

Vị lãnh đạo này cũng cho biết thêm, sau khi quét bài thi phải tiến hành kiểm dò để đối chiếu hết lỗi logic và sửa các lỗi kĩ thuật (nếu có) ở quá trình quét. Sử dụng chức năng lọc của phần mềm lọc ra trong tệp dữ liệu các bài có nhiều câu bỏ trắng (không tô) và những câu tô đúp để kiểm dò; ngưỡng kiểm dò không được thấp hơn 2 câu không tô và 1 câu tô đúp.

Đối với những môn đề thi có hai phần (phần chung và phần riêng), phải sử dụng chức năng của phần mềm chấm thi lọc ra tất cả các bài thi sinh làm cả hai phần riêng và kiểm dò thật kỹ để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Bài thi trắc nghiệm được chấm thi chi tiết tới 0,25 điểm

Đề thi ĐH, CĐ không ra vào phần đọc thêm

Đề thi đáp án đại học, tuyển sinh đại học cao đẳng 2010

Theo lãnh đạo Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT, đề thi ĐH, CĐ 2010 sẽ phân loại được trình độ học lực của thí sinh và không ra vào phần đã được giảm tải và phần đọc thêm

Theo vị lãnh đạo này, đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học.

Nội dung đề thi phải bảo đảm tính khoa học, chính xác, chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót. Bám sát chương trình trung học (theo từng bộ môn).

Đề thi có nhiều câu để kiểm tra bao quát chương trình trung học, chủ yếu là chương trình lớp 12, bảo đảm cân đối giữa các phần trong chương trình, đúng các quy định về điều chỉnh nội dung môn học.

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT yêu cầu ban ra đề thi không được phép có sai sót về nội dung đề thi. Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần đã được giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quy định về điều chỉnh chương trình). Không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề thi quá khó, quá phức tạp.

Thí sinh lưu ý, thí sinh dự thi ĐH theo đề chung của Bộ GD-ĐT, có kết quả thi từ điểm sàn ĐH trở lên, nếu không trúng tuyển đợt 1, thì nộp hồ sơ đăng ký dự thi (đợt 2 hoặc đợt 3) qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường vào ngành cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của một trường ĐH, CĐ còn chỉ tiêu xét tuyển.

Thí sinh đã trúng tuyển ĐH, nếu có nguyện vọng học tại trường CĐ địa phương cùng khối thi và trong vùng tuyển, phải làm đơn kèm giấy báo trúng tuyển gửi trường CĐ có nguyện vọng học để trường xét tuyển.

Thí sinh dự thi ĐH theo đề thi chung chỉ được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH theo đề thi chung chỉ được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn ĐH trở lên; vào các trường CĐ khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn CĐ trở lên hoặc hệ CĐ của trường ĐH hoặc trường CĐ thuộc các trường ĐH khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm 0). Các trường quy định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển không thấp hơn điểm sàn.

Thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung, chỉ được tham gia xét tuyển vào các trường CĐ (hoặc hệ CĐ của trường ĐH; trường CĐ thuộc các ĐH) khi có tổng điểm 3 môn thi từ mức điểm tối thiểu theo quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0). Các trường CĐ quy định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển không thấp hơn mức điểm tối thiểu theo quy định.

Đề thi ĐH, CĐ không ra vào phần đọc thêm

Thí sinh bắt đầu nhận giấy báo dự thi ĐH, CĐ

Đáp án đề thi đại học, tuyển sinh đại học cao đẳng 2010

Theo quy định thì từ ngày 30/5 đến ngày 5/6, thí sinh sẽ nhận giấy báo dự thi ĐH, CĐ tại nơi mình đã nộp hồ sơ ĐKDT trước đó. Chậm nhất đến ngày 10/6, giấy báo dự thi phải đến được tay thí sinh.

Riêng đối với những thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp cho các trường ĐH, CĐ sẽ nhận giấy báo dự thi tại Phòng đào tạo của các trường khoảng từ ngày 10/6 trở đi. Các trường sẽ không gửi giấy báo dự thi qua đường bưu điện vì sợ bị thất lạc gây ảnh hưởng đến thí sinh.

Khi đến nhận giấy báo dự thi thí sinh phải mang theo phiếu ĐKDT số 2 để đối chiếu. Trong trường hợp mất phiếu ĐKDT số 2 thí sinh có thể dùng những giấy tờ tuỳ thân có dán ảnh hợp lệ để xuất trình cán bộ cấp phát để nhận giấy báo dự thi.

Ngoài ra, nếu thí sinh không đến nhận giấy báo dự thi được thì có thể nhờ người thân và bạn bè lấy hộ. Tuy nhiên, người đi lấy hộ phải có phiếu ĐKDT số 2 mà thí sinh uỷ quyền hoặc phải viết giấy cam đoan kèm theo xuất trình giấy chứng minh thư để cán bộ kiểm tra đối chiếu.

Khi nhận giấy báo thí sinh phải xem kỹ những thông tin trên giấy báo để kiểm tra. Nếu có sự sai sót trong giấy báo thì thí sinh bắt buộc phải báo cáo với Hội đồng tuyển sinh trường mình ĐKDT trong ngày đến làm thủ tục dự thi. (Đó là các ngày 3/7 đối với thí sinh thi khối A, khối V và ngày 8/7 đối với thí sinh thi các khối B, C, D, T,…).

Những thí sinh sau ngày 10/6 mà vẫn chưa nhận được giấy báo cần liên hệ ngay với trường mình ĐKDT để có được thông tin về số báo danh, địa điểm thi….

Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì những trường hợp thí sinh không nhận được hoặc làm mất giấy báo dự thi, thì trong ngày làm thủ tục đăng kí dự thi cần mang theo giấy tờ tùy thân hợp lệ có dán ảnh, tờ phiếu ĐKDT số 2 để kiểm tra đối chiếu với hồ sơ gốc, sau đó có thể làm thẻ dự thi bổ sung. Những đối tượng này vẫn được dự thi bình thường.

Theo thông tin từ phía các trường THPT thì do thời điểm cấp giấy báo dự thi trùng với thời điểm thi tốt nghiệp THPT nên học sinh sẽ nhận giấy báo muộn hơn so với quy định. Tuy nhiên các trường sẽ hoàn tất khâu này trước ngày 20/6.

Còn về phía văn phòng đại diện của Bộ GD-ĐT ở TPHCM thì ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh của Bộ GD-ĐT cho biết hiện tại có 36 trường ĐH, CĐ gửi giấy báo. Những thí sinh đã nộp hồ sơ ĐKDT tại Văn phòng Bộ thì ngay bây giờ có thể mang phiếu số 2 để đến nhận giấy báo dự thi.

Thí sinh bắt đầu nhận giấy báo dự thi ĐH, CĐ

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2010: Xoay xở xếp phòng thi

Đáp án đề thi đại học, tuyển sinh đại học cao đẳng 2010

Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi giảm đáng kể đã giúp nhiều trường ĐH, CĐ chủ động hơn trong việc tổ chức phòng thi. Tuy nhiên, vẫn có một số nơi tình hình phòng thi đang khá căng thẳng vì quy định bố trí không quá 40 thí sinh/phòng thi.

Ông Lê Trọng Thắng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Mỏ – địa chất Hà Nội, cho hay nhà trường chỉ có thể tự đáp ứng được 20% số phòng thi, 80% còn lại phải thuê bên ngoài, chủ yếu là các trường phổ thông, với mức giá 200.000-250.000 đồng/phòng thi tùy từng địa điểm.

Giãn bớt thí sinh

“Đấy là nhà trường còn chủ động chuẩn bị đi thuê địa điểm từ sớm mới có thể chọn được các điểm thi tương đối thuận tiện với giá đó, vì năm nay nhìn chung giá thuê phòng thi tăng hẳn so với năm trước. Năm nay trường nhận được hơn 15.000 hồ sơ đăng ký dự thi, giảm hơn 3.000 so với năm 2009 nên cũng phần nào giảm áp lực về phòng thi – ông Thắng giãi bày. Nhưng mặt khác, với quy định mới chỉ được xếp tối đa 40 thí sinh/phòng, chúng tôi lại phải giãn bớt số thí sinh ở một số phòng thi nằm trong khuôn viên của trường. Mọi năm các phòng thi này đặt tại các giảng đường lớn đủ bố trí chỗ ngồi cho 60-70 thí sinh”.

Không có địa điểm cơ bản đáp ứng nhu cầu phòng thi, Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội chủ yếu phải thuê phòng thi bên ngoài. Là đơn vị đảm nhiệm tổ chức thi cho toàn bộ khối A, B của ĐHQG Hà Nội, trường cần tới 350 phòng thi, nhưng trong khuôn viên chỉ có thể đáp ứng được 70 phòng. Với giá thuê lên tới 250.000 đồng/phòng thi, ông Đoàn Văn Vệ – trưởng phòng đào tạo – cho biết kinh phí thuê địa điểm thi đã là một khoản chi phí khá lớn.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội nhận được 52.800 hồ sơ, tuy giảm xấp xỉ 10.000 hồ sơ so với năm 2009, nhưng trường vẫn nằm trong số các trường dẫn đầu ở khu vực phía Bắc. Ông Phạm Thành Công, cán bộ phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp, ước lượng: “Năm nay trường sẽ cần 3-4 tỉ đồng kinh phí tổ chức thi. Trong đó một phần đáng kể là chi cho thuê địa điểm thi với hơn 1.200 phòng thi”.

Chia sẻ điểm thi

Ở phía Nam, thạc sĩ Nguyễn Vĩnh An – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Cần Thơ – cho biết dù tổng số hồ sơ giảm hơn 10.000 so với năm 2009 nhưng lượng phòng thi lại tăng do quy định 40 thí sinh/phòng thi. Trường ĐH Tài chính – marketing TP.HCM bố trí 1.220 phòng thi. Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn – trưởng phòng đào tạo nhà trường – cho biết: “Phòng thi được trường đặt từ năm trước nên khi có số lượng hồ sơ tăng, trường liên lạc để chia lại điểm thi của trường có hồ sơ giảm”.

Tương tự, thạc sĩ Huỳnh Tổ Hạp, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, cho biết do các trường ĐH đã đặt phòng từ trước nhưng lượng hồ sơ mỗi trường tăng giảm khác nhau nên các trường đã chủ động chia sẻ điểm thi. Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), cho biết tuy lượng hồ sơ tương đương năm trước nhưng số phòng thi, cán bộ coi thi sẽ tăng lên do quy định mới. Những năm trước một phòng 60 chỗ có thể bố trí thành một phòng thi với ba giám thị, nhưng năm nay phải bố trí thành hai phòng với bốn giám thị.

Dùng phòng học tiểu học

Đặc biệt, tình hình phòng thi tại Huế lại khá căng thẳng. Thường trực ban tuyển sinh ĐH Huế cho biết đang gặp khó khăn trong việc tìm phòng phục vụ kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2010, dù lượng thí sinh năm nay giảm khoảng 7% so với năm ngoái, chủ yếu do quy định “mỗi phòng thi theo danh sách xếp tối đa không quá 40 thí sinh”.

Từ những năm trước, để đáp ứng đủ số phòng thi, ĐH Huế đã phải chọn tám điểm thi thuộc các huyện với tỉ lệ phòng chừng 10%. Tại khu vực trung tâm TP Huế, đơn vị này còn tận dụng nhiều hội trường lớn để bố trí 70-75 thí sinh. Những phòng này được ĐH Huế bố trí ba cán bộ coi thi. Theo

PGS.TS Nguyễn Hoàng – trưởng ban đào tạo ĐH Huế, để đáp ứng quy định “cứng” không quá 40 thí sinh/phòng, không có cách nào khác ĐH Huế sẽ phải tận dụng thêm phòng tiểu học để phục vụ tuyển sinh, vì không thể chọn thêm những điểm thi cách xa TP Huế hơn được nữa.

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2010: Xoay xở xếp phòng thi