Đáp Án Đại Học Môn Văn Khối C Năm 2010

Gợi ý giải đề Văn KHỐI C
.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1 : Anh Chị hãy trình bày ngắn gon về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh ?
+ Giới thiệu phong cách nghệ thuật Hồ chí Minh
– Phong cách nghệ thuật riêng vô cung đặc sắc
+ Ở mỗi thể loại văn học dù trong văn chính luân truyện ký hay thơ ca phong cách nghệ thuật HCM hết sức đa dạng phong phú mà thống nhất
– Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố cổ điển và hiện đại
– Cách viết ngắn gọn ,trong sang ,giản dị sử dụng linh hoạt cá thủ pháp ,biện pháp nghệ thuật khác nhau .nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc tư tuởng và tình cảm của người cầm bút
– Từ tư tưởng tới hình tượng nghệ thuật đeu luôn luôn vận đọng một cách tự nhiên ,nhất quán ,hướng về sự song ánh sang và tương lai
+ Qua những sang tác của mình HCM đã bộc lộ phong cách nghệ thuật vô cùng độc đáo hấp đãn có giá trị bến vững .Phong cách nghệ thuật ấy đã góp phần giúp cho những sang tác của Người không chỉ là hành vi chính trị , hành vi cách mạng mà còn là các tác phẩm văn chương chân chính.
Câu 2
* : Giải thích nhận định :
– Nói lên ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân tác động đến đời sống xã hội
– sử dụng biện pháp so sánh : giữa “ thói vô trác nhiệm ở mỗi cá nhân với ‘’m ột thứ AXIT vô hình ‘’ nhằm chỉ ra hậu quả ‘’ có thể ăn mòn cả một xã hội
*phân tích
-Tinh thần trác nhiệm của con người
+ Là ý thức của mỗi người đối với công việc những công việc trong xã hội diễn ra theo hương tích cực
+Tinh thần trá nhiệm là thước đo đánh giá cao nhân cách của mỗi con người
+ Hiện nay tinh thần trác nhiệm của con người được nâng cao rõ rệt trong moi đời sống con người
-Thói vô trác nhiệm
+Là ý thức của mỗi người đối với những công việc trong xã hội diễn ra theo hướng tiêu cực cần bài trừ loại bỏ ra khỏi xã hội
-Thói vô trách nhiệm là mai một nhân cách của con người biến họ trở thành con người không có ích cho xã hội
+ Hiện nay thói vô trách nhiệm của con người vẫn còn tồn tại trong đơì sống xã hội
*Rút ra bài học cần nâng cao tinh thần trách nhiệm và vài trừ thối vô trách nhiệm của con ngưòi trong cuộc sóng hiện nay
.PHẦN RIÊNG
Câu IIIa . Cảm nhận của Anh(chị)hai đoạn thơ.
Mở bài :Nêu tác giả,tác phẩm hoàn cảnh ra đời hai tác phẩm .
Thân bài : Phân tích Nội Dung đoạn thơ bài ‘Đây thôn vĩ Dạ’
-Đoạn thơ năm ở khổ hai tác phẩm tả cảnh song nước cùng với nỗi buồn chấp nhận sự xa cách
-Hai câu đầu ‘Gío theo lối gió ……hoa bắp lay ‘’
Nội dung : hai câu thơ tả thực về cảch song êm đềm nhịp điệu khoan thai _Sông Hương xứ Huế, cảnh mây gió đối nhau chuyển động ngượic chiều ,gió có lối của gió mây có lối của mây cảnh đẹp êm đềm nhưng trống vắng lạnh lẽo và buồn ,Hoa bắp lay làm cho không gian càng buồn hơn , đó là sự trống trải của lòng ngưòi đứng trước thự tế chia lìa xa cách cảnh vừa thực vừa mộng có song có thuyền nhưng lại rất mộng vì song trăng thuyền trăng bến trăng ,dòng song không còn là dòng song của song nước mà là song của ánh sang lấp lánh ánh bạc .
Hại câu tiếp: Con thuyền vốn có thực ,cũng thành mộng tưỏng, thành thuyền trăng đậu bến chở trăng về một nơi nào đó trong mơ.Trăng chở thành du khách trên sông.’’T ối nay ‘’c âu hỏi cuối cùng của khổ thơ nói lên sự băn khoăn lo lắng của tác giả nỗi buồn cô đơn của tác giả không đáp ưngd được tâm hồn thi sĩ
Nghệ thuật :phác hoạ những chi tiết đẹp nhất huyền ảo thơ mộng lãng mạng xây dựng hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo nhịp điệu 4.3 gợi cảm câu hỏi tu từ tinh tế
• Phân tích nội dung bài ‘’TR ÀNG GIANG’’
-Hai câu đầu cảnh hoàng hôn sông nước
Nghệ thuật : Hai câu thơ vẽ ra hai nét một nét về mây một nét về cánh chim ,Nát phác hoạ mây đùn núi bạc gợi được cái nhìn gợi cảm những đám mây trắng đùn lên về phía chân trời ánh dương phản chiếu và những đám mây lấp lánh như ngọn núi bạc
Qua đó thấy được sự nhạy cảm tinh tế của hồn thơi lãng mạng yêu quê hương đất nước gắn với quê hương đất nước trước sự rợn ngợp của không gian
Hình ảnh cánh chim nhấn mạnh sự rộng lớn bao la của vũ trụ
-Nghệ thuât 2 : Hình ảnh thơ có ý cổ điển mà vẫ hiện đại khổ thơ mới
Hai câu tiếp :Nghệ thuật một dùng từ chính xác’’ lòng quê ‘’
Nghệ thuật 2: lấy từ đốc đáo ‘’d ờn dợn ‘’
Nghệ thuât 3: nghệ thuâth thơ vừa cổ điển vừa hiện đại
*Nét chung của hai đoạn thơ vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước thể hiện tình yêu của nhà thơ được gửi gắm trong mỗi thi phẩm .
Kết luận :Lời thơ bộc lộ tình cảm mang tính thời đại tình yêu quê hương đất nước sâu lặng của hai nhà thơ
Câu III B
:Giới thiệu tác giả tác phẩm hoàn cảnh ra đời hai tác phẩm
-Nêu chủ đề của từng đoạn
-Giải quyết vấn đề
-khái quát tên và chủ đề hai tác phẩm vai trò vị trí của từng đoạn
Người lái đò sông đà đoạn thơ thể hiện một con sông đà trữ tình hình dáng ‘’ con song đà tuôn dài …..nương xuân dáng ve sông đà hiện lên mềm mại đén không gì sánh nồi , vẻ đẹp hội tụ của tất cả những gì tinh tuý cảu đất trời mầu đỏ của hoa gạo màu trắng của hoa ban .Hình ảnh dòng song hiện lên như một người phụ nữ kiều diễm phúc hậu gắn với vẻ đẹp văn hoá phong phú của một miền đất nước,màu sắc màu xuân xanh ngọc bích …..làm chủ
đep nhu bức tranh lụa lãng mạn trẻ trungo,biểu hiện sự gắn bó thiết tha với miền đất nước qua màu sắc
-t/y song song với niềm tự hào về đất nước,song song với tinh thần dân tộc rất cao.
+vẻ đẹp gợi cảm khác nhau:
-tĩnh lặng:hình ảnh dòng sông êm đềm,mênh mang.
: -thơ mộng: – gợi c/s tây bắc hứa hẹn đầy triển vọng,tiềm năng-thơ mộng như btranh cổ điển
-t/c yêu mến gần gũi với quê hương đnc
+gắn với bề sâu vhóa:
-gắn với những huyền thoại dân gian -như 1 người bạn thân từ lâu
Nhận xét 1: sông Đà trữ tình,gợi cảm và thơ mộng,sông Đà hiện lên qua liên tưởng,cảm nhận được vẻ đẹp phong phú ,tiềm ẩn.
Đặc sắc nghệ thuật: – cách đặt câu văn mang dáng dấp mềm mại,trải dài như chính dòng nước,hình ảnh thơ mộng,êm đềm , tạo không khí mơ màng,gây ấn tượng về thế giới kì ảo
Đoạn Văn 2
* “Ai đã đặt tên cho dòng sông”:đoạn văn miêu tả cuộc hành trình của dòng sông về với đồng bằng ngoại vi thành phố.
+dòng sông mang nhiều vẻ đẹp: -“mềm mại như tấm lụa
-vê đẹp trầm mặc,u tịch: “Rừng thông u tịch…”
+ nghệ thuật 1: hàng loạt những động từ diễn tả dòng chảy sống động qua các địa danh khác nhau của xứ Huế “đánh thức”. “bùng lên”, “chuyển dòng”. “vòng khúc quanh”.
+ nghệ thuật
+nghệ thuật 2:2 bút pháp kể và tả kết hợp nhuần nhuyễn,tài hoa giúp cho sông Hương nổi bật vẻ đẹp phối cảnh kì thú giữa thiên nhiên phong phú mà hài hòa.

Trích: nhóm sinh viên Đại học nông nghiệp ,học viện báo chí

Đáp Án Đại Học Môn Văn Khối C Năm 2010

Đáp Án Đại Học Môn Lịch Sử Khối C 2010

GỢI Ý GIẢI MÔN lỊCH SỬ

PHẦN CHUNG:

Câu I:

  • Nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ 1945 – 1973:

– Từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai, với tiềm lực về kinh tế và quân sự to lớn, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Nội dung cơ bản:

+ Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

+ Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh của Mĩ.

  • Việc triển khai chiến lược tòan cầu ở Tây Âu 1947 – 1949:

– 12/3/1947, tổng thống Mĩ Truman đọc thông điệp trước quốc hội Mĩ, khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

– Đầu tháng 6/1947, Mĩ đề ra “kế hoạch Mácsan” với khoản viện trợ 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Và thông qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

– Ngày 4/4/1949, Mĩ thành lập khối quân sự – Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất cùa các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Câu II:

  • Nhiệm vụ cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam: đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và phản cách mạng, làm cho Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cải cách ruộng đất…

Nhận xét: Đây là nhiệm vụ đúng đắn và sáng tạo, sớm kết hợp vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng chủ yếu.

  • Lực lượng cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

Nhận xét: Thể hiện được vấn đề đòan kết dân tộc rộng rãi để đánh đuổi kẻ thù, rất phù hợp với hòan cảnh một nước thuộc địa như Việt Nam. Nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và nhân văn.

Câu III:

  • Sau 30 năm bôn ba ở hải ngoại, đến ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau đó, Người tổ chức và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941 để hòan thành chủ trương chuyền hướng chỉ đạo chiến lược đã được đề ra trong Hội nghị Trung ương tháng 11/1959, đó là:

– Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc.

– Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Như vậy, tại mỗi nước Đông Dương phải thành lập mặt trận thống nhất của nước mình để lãnh đạo cách mạng. Do đó, tại Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh.

– Đề ra chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa khi thời cơ thuận lợi; đặt nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là trung tâm.

  • Hoạt động chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền:

– Sáng lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941), một hình thức mặt trận có quy mô và tổ chức rộng khắp cả nước do Người đứng đầu, là một trung tâm đoàn kết đấu tranh chống Pháp – Nhật để giành độc lập.

– Ra chỉ thị thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944), là đội quân chính qui cách mạng đầu tiên.

– Tổ chức xây dựng căn cứ địa cách mạng, ban đầu là căn cứ Cao Bằng, đến tháng 6/1945 thành lập Khu Giải phóng Việt Bắc. Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng được thành lập. Khu giải phóng Việt Bắc là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

– Năm 1942 và 1945 Người đi Trung Quốc liên hệ để tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng đồng minh chống phát xít.

– Sáng suốt dự đóan thời cơ cách mạng và khi thời cơ đến, Người cùng với Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát động tổng khởi nghĩa trong cả nứơc.

– Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Người cùng với Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị tòan quốc tại Tân Trào (Tuyên Quang), Hội nghị thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

– Từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Người cùng với Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội Quốc dân cũng ở Tân Trào. Đại hội  tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Người làm chủ tịch.

– Ngày 28/8/1945 theo đề nghị của Người, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người đứng đầu. Người soạn thảo và công bố Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).

PHẦN RIÊNG:

Câu IV.a.

  • Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là chiến dịch Biên giới.
  • Hòan cảnh lịch sử: bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có thêm nhiều thuận lợi:

– Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nứớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

– Ngày 18/1/1950, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày 30/1/1950 chính phủ Liên Xô và trong vòng một tháng sau, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Công hòa. Đây là thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam.

– Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.

  • Chủ trương của ta: tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
  • Ý nghĩa: với chiến thắng biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông. Quân đội ta đã trưởng thành, giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

Câu IV.b.

  • Cuộc tiến công chiến lược của quân và dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
  • Hòan cảnh lịch sử, diễn biến và kết quả:

– Bước vào năm 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược từ ngày 30/3, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu bên cạnh các hướng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam.

– Quân ta tiến công địch với cường độ mạnh, quy mô lớn, trên hầu khắp các địa bàn chiến lược quan trọng. Chỉ trong thời gian ngắn (cuối tháng 3 đến cuối tháng 6/1972), quân ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là: Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và đông dân.

– Sau đòn mở đầu bất ngờ của quân ta, quân đội Sài Gòn có sự yểm trợ của Mĩ đã phản công lại, gây cho ta nhiều tổn thất; còn Mĩ gây trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc từ ngày 6/4/1972.

– Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ  hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận thất bại của “Việt Nam hoá chiến tranh”).

Đáp Án Đại Học Môn Lịch Sử Khối C 2010