Gần 700 ngàn thí sinh dự thi môn đầu tiên

HoTroSinhVien.Com – Theo báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT sáng ngày 4/7, số thí sinh đến dự thi tăng lên so với ngày làm thủ tục dự thi là 699.628 thí sinh, đạt 76,92%. Trước đó, sáng qua 3/7, có 680.597 thí sinh đến làm thủ tục dự thi trên tổng số 909.532 thí sinh ĐKDT.

Thí sinh TPHCM hoàn thành môn thi đầu tiên đợt 1 kỳ thi ĐH, CĐ năm 2011. (Ảnh: Điền Hà)
Thí sinh TPHCM hoàn thành môn thi đầu tiên đợt 1 kỳ thi ĐH, CĐ năm 2011. (Ảnh: Điền Hà)

Đánh giá về buổi thi Toán sáng nay, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Đề thi được bảo mật tuyệt đối trong tất cả các khâu; không có sai sót; không có hiện tượng tung tin thất thiệt về đề thi. Công tác coi thi thực hiện nghiêm túc, không khí trường thi trật tự, an toàn.

Tình hình giao thông: tại các thành phố lớn không có hiện tượng ùn tắc giao thông, thí sinh đến dự thi đúng giờ. Điện, nước: cung cấp ổn định ở tất cả các hội đồng thi, không có sự cố mất điện, mất nước.

Lực lượng thanh niên, sinh viên tình nguyện làm việc tích cực, có hiệu quả, tham gia phân luồng, giảm ùn tắc giao thông, hướng dẫn thí sinh đến các điểm thi.
Hà Nội: Tắt điện thoại, vẫn bị đình chỉ thi
Mặc dù đã được cán bộ tuyển sinh, sinh viên tình nguyện thông tin nhắc nhở rất nhiều nhưng một thí sinh ở Trường ĐH Thủy lợi vẫn mang điện thoại vào phòng thi. Dù điện thoại di động trong chế độ tắt nhưng ngay lập tức cán bộ tuyển sinh lập biên bản đình chỉ thi.
Thí sinh bị đình chỉ thi này dự thi ở Hội đồng thi tại trường ĐH Thủy lợi. Khi giám thị vừa phát đề xong được 1 phút, nghi vấn thấy trong túi thí sinh có biểu hiện bất thường, giám thị đã đề nghị thí sinh này bỏ vật dụng đó ra là chiếc điện thoại trong chế độ tắt. Ngay lập tức thí sinh này đã bị lập biên bản đình chỉ thi. GS.TS Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng trường ĐH Thủy Lợi cho biết: “Rất tiếc cho thí sinh này nhưng buộc cán bộ tuyển sinh phải thực hiện theo đúng quy chế là đình chỉ thi”.

Cũng theo GS Kim, trong buổi làm thủ tục dự thi hôm qua, có 1 thí sinh nhà trường liệt vào dạng nghi vấn vì ảnh thẻ chứng minh thư khác với 2 thẻ nộp trong nhà trường, không cùng 1 người. Giải thích về sự nhầm lẫn này, thí sinh cho biết, khi nộp hồ sơ, có bạn trong lớp bỏ nhầm ảnh vào phong bì của mình. Để đảm bảo an toàn cho kỳ thi, nhà trường đã đối chiếu với hồ sơ gốc thì đúng là thí sinh “thật” . Tuy nhiên, nhà trường đã chụp lại ảnh lưu hồ sơ để kiểm tra theo dõi trong khâu hậu kiểm.

Được biết, trường ĐH Thủy lợi năm nay có 14.213 hồ sơ ĐKDT, số thí sinh đến thi 10.291 đạt 72,41%. Trường đã huy động 1.078 cán bộ tham gia công tác tuyển sinh tại 19 điểm thi với 414 phòng thi.
Cũng trong thi môn Toán sáng nay, tại điểm thi số 6 của Trường ĐH Điện lực có một thí sinh đã bị đình chỉ thi vì mang điện thoại vào phòng thi. Đó là thí sinh vũ Bá Nguyên, số báo danh 6.481. Sau một giờ làm bài thi, bất ngờ điện thoại của em này đổ chuông liền bị giám bắt giữ và đình thi.
Theo ông Bùi Đức Hiền, trưởng phòng đào tạo của trường cho biết: “Cán bộ coi thi cũng đã kiểm tra bài thi của thí sinh này nhưng thấy em cũng không làm được bài, để giấy trắng. Sau 2 /3 thời gian, cán bộ đã cho em ra khỏi phòng thi”.
Cũng theo ông Hiền, tại Hội đồng thi điện lực sáng nay có 1 thí sinh bị ngất và được cấp cứu tại phòng y tế của trường. Sau 40 phút, thí sinh này đã trở lại phòng thi tiếp tục làm bài.
Tại ĐH Giao thông Vận tải, sau khoảng 30 phút phát đề thi, cán bộ coi thi đã đình chỉ thi 2 thí sinh bỏ điện thoại trong túi quần mặc dù để chế độ tắt.
Thí sinh dự thi môn Toán đợt 1 kỳ thi ĐH, CĐ năm 2011. (Ảnh: Hồng Hạnh)
Thí sinh dự thi môn Toán đợt 1 kỳ thi ĐH, CĐ năm 2011. (Ảnh: Hồng Hạnh)

Tại Hội đồng thi trường ĐH Khoa học Tự nhiên, số thí sinh đến dự thi đạt 57%. Cụ thể có 10.936 hồ sơ ĐKDT, có 6.240 thí sinh đến thi.

Ông Đoàn Văn Vệ, thư ký Hội đồng tuyển sinh nhà trường cho biết: “Để giảm hồ sơ “ảo”, sau khi nhận hồ sơ  DDKDT của thí sinh, nhà trường đã “loại” được 2.000 hồ sơ có trùng họ tên, ngày tháng năm sinh. Lý do, sau khi kiểm tra, đối chiếu chứng minh thư nhà trường biết có 2.000 thí sinh nộp 2 bộ hồ sơ vào trường. Do vậy, nhà trường chỉ xác nhận cho mỗi thí sinh này 1 số báo danh, đến ngày thi tùy em đó lựa chọn ngành thi mà mình đã đăng ký. Như vậy, trường đã tiết kiệm được khoảng 200 – 300 triệu đồng trong việc thuê phòng. Còn với thí sinh có trùng họ tên, ngày tháng năm sinh nhưng khác số chứng minh thư thì nhà trường tách luôn phòng thi để tránh thi hộ, thi kèm”.

Theo ông Vệ, năm nay ngành Công nghệ sinh học vẫn có lượng hồ sơ ĐKDT đông nhất là 3.000 bộ, chỉ tiêu là 100. Năm nay trường không tuyển sinh 3 ngành là Khoa học đất, Toán cơ, Công nghệ biển.

Trường ĐH Công đoàn năm nay số lượng thí sinh đến dự thi giảm hơn so với năm trước chỉ đạt 65% trong tổng số 9.742 hồ sơ ĐKDT, trong đó khu vực Hà Nội là 5.963 thí sinh, Vinh 328 thí sinh, Quy Nhơn 1 thí sinh dự thi.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân, sáng nay có thêm nhiều thí sinh đến dự thi tăng hơn so với ngày làm thủ tục dự thi vài chục thí sinh. Tổng cộng có 9.908 thí sinh đạt 51,53%.

Hồng Hạnh / DânTrí

Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2011

Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2011

Số tư liệu: 838/QĐ-BGDĐT
Ngày ban hành: 01-03-2011
Tệp đính kèm: doc Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2011 838QD.doc

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2011 (có danh sách kèm theo).

Điều 2. Ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học, cao đẳng có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, tổ chức kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2011 theo đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Ban Chỉ đạo, các Tiểu ban và Tổ thư ký do Trưởng Ban Chỉ đạo quy định và phân công.

Các thành viên Ban Chỉ đạo, thành viên các Tiểu ban và Tổ thư ký được hưởng các chế độ theo qui định hiện hành của Nhà nước.

Ban Chỉ đạo tuyển sinh tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ông, bà có tên trong danh sách tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;

– Văn phòng Chính phủ;

– Ban Tuyên giáo Trung ương;

– Các Thứ trưởng;

– Lưu VT, Vụ TCCB.

BỘ TRƯỞNGĐã ký

Phạm Vũ Luận

Đề thi Đại học năm 2011 sẽ không có phần riêng

Bộ GD-ĐT vừa đưa ra nhiều nội dung dự kiến thay đổi để lấy ý kiến các trường Đại học, Cao đẳng và các chuyên gia tuyển sinh trước khi chính thức áp dụng cho kỳ tuyển sinh 2011. Theo đó dự kiến kỳ thi ĐH và CĐ năm 2011 sẽ chung đợt, chung đề (không tách riêng kì thi Cao đẳng). Dap an De thi dai hoc nam 2011 khoi A, B, C, D
Chung đề nhưng điểm sàn riêngCụ thể, theo dự kiến của Bộ GD-ĐT, so với năm 2010, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH và CĐ của năm 2011 sẽ tăng từ 5%-7%, tuyển mới đào tạo thạc sĩ tăng 10%, tiến sĩ tăng 15%. Thay vì tổ chức thi riêng cho hệ CĐ thì năm 2011 sẽ tổ chức thi CĐ chung (chung đề, chung đợt) với hai đợt thi ĐH để tránh số lượng ảo khi thí sinh đăng ký dự thi cả ĐH và CĐ, giảm thiểu chi phí đi lại cho thí sinh cũng như đỡ tốn kém cho các trường trong khâu tổ chức.

dap an de thi dai hoc nam 2011
Đề thi Đại học năm 2011 sẽ không có phần riêng

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết nếu nhận được đồng thuận, kỳ thi ĐH và CĐ sẽ thi chung đợt và chung đề, tuy nhiên vẫn xác định điểm sàn riêng cho ĐH và CĐ. Một nội dung nữa là đề thi chỉ có phần chung chứ không có phần riêng, nội dung đề thi sẽ ra trong phần giao thoa kiến thức giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.
Bộ cũng dự kiến sẽ phát hành đồng thời những điều cần biết về tuyển sinh cả bản điện tử và bản giấy, bổ sung thêm cụm thi Sơn La và cụm thi Thái Nguyên, bỏ điều 33 của quy chế tuyển sinh hiện hành (về mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng ưu tiên và giữa khu vực kế tiếp…) bởi chất lượng đầu vào của các trường vận dụng thấp hơn so với các trường không được vận dụng.

Lưu học sinh nước ngoài
được dự thi Dự kiến năm 2011, các trường thuộc khối năng khiếu, nghệ thuật, thể dục thể thao (thi các khối H, M, T, R, S…) sẽ chịu trách nhiệm trong các khâu ra đề, tổ chức thi, coi thi, chấm thi, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển. Về đối tượng dự thi, Bộ GD-ĐT bổ sung đối tượng là lưu học sinh nước ngoài với điều kiện có đủ trình độ tiếng Việt để theo học, đạt yêu cầu kiểm tra kiến thức do hiệu trưởng các trường quy định…

Giảm quy mô hệ vừa làm vừa học
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết song song với việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy trong mùa tuyển sinh 2011, chủ trương của bộ là giảm dần quy mô đào tạo hệ vừa làm vừa học của các trường ĐH, đặc biệt là các trường ĐH tốp đầu; giảm dần chỉ tiêu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, mở rộng đào tạo sau ĐH.
Đối với việc tuyển sinh hệ vừa làm vừa học, Bộ GD-ĐT sẽ sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường ĐH trong tất cả các khâu liên quan. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng cho biết sẽ xây dựng quy chế tuyển sinh đặc thù, thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu của xã hội ở các khu công nghiệp tập trung, các vùng miền khó khăn.
Để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ chỉ tiêu tuyển sinh đối với những cơ sở giáo dục ĐH thành lập trước năm 2010 nhưng chưa xây dựng được cơ sở riêng tại địa điểm theo hồ sơ đăng ký thành lập; đôn đốc các trường thực hiện các cam kết trong đề án thành lập trường, cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chương trình, giáo trình.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tập trung thanh, kiểm tra việc thẩm định hồ sơ thành lập trường, việc thực hiện thu, chi trong các trường ĐH, CĐ, quy chế thực hiện công khai.Theo NLĐ/DT

Gần 60 trường cao đẳng kém chất lượng

Tại hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường cao đẳng diễn ra ngày 25-26/11 tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT thống kê có 56 trường cao đẳng đạt dưới 5 điểm, cho thấy việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng của các trường chưa tốt.

Nhiều trường cao đẳng bị điểm 0 về tiêu chuẩn đào tạo
Năm học 2009 – 2010, Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng – Bộ GD-ĐT đã đánh giá, cho điểm về lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục của 224 trường cao đẳng. Cho thấy, các trường đạt điểm từ 7 điểm trở lên là 108 trường chiếm (48,2%), những trường này hầu là đều đã có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường, đã tích cực triển khai công tác tự đánh giá và hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Đây cũng là nhóm những trường đã quan tâm đến việc tăng cường năng lực cho đội ngũ hoạt động về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Những trường này đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.

Đặc biệt, trong cuộc khảo sát này có 56 trường đạt dưới 5 điểm (chiếm 25%), xét trong tương quan chung điểm số thi đua các trường, mức điểm như vậy là thấp. Lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định cho biết: Điểm số trên cho thấy việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng của trường chưa tốt. Đây là những trường chưa triển khai công tác tự đánh giá và chưa hoàn thành báo cáo tự đánh giá theo tiến độ quy định của Bộ GD-ĐT, có tới 50/56 trường chưa có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường.

Lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cũng cho hay, các văn bản yêu cầu triển khai hướng dẫn nhiệm vụ của Bộ được phổ biến rộng rãi nhưng báo cáo thực hiện của các trường gửi về Bộ chậm, thiếu và rất nhiều trường không gửi nên Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục không có cơ sở để chấm điểm và đành phải cho điểm 0 ở nhiều tiêu chuẩn. Các trường gửi bản tự đánh giá cho điểm thi đua về Cục chỉ có 107 trường.

Nhận xét về việc tự chấm của các trường. Trong số 107 trường tự đánh giá và cho điểm gửi về Bộ chỉ có 11 trường có kết quả chấm bằng Bộ chấm. 27 trường kết quả chấm thấp hơn Bộ chấm, trường chênh cao nhất tới 3,5 điểm; 69 trường có kết quả chấp cao hơn Bộ chấm, trường chênh cao nhất tới 5,5 điểm.
Nguyên nhân chấm chênh lệch giữa Bộ với các trường là do những trường này chưa hiểu rõ nội hàm từng tiêu chuẩn, tiêu chí, ví dụ trường coi thành lập được Hội đồng tự đánh giá cũng là thành lập được đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng… hoặc tự đánh giá chưa chính xác, cho điểm tối đa đối với cả những việc trường chưa làm hoặc làm chưa tốt, ví dụ có trường website không hoạt động vẫn cho tiêu chuẩn 5 điểm đạt điểm tối đa, hoặc có tham gia tập huấn về nghiệp vụ nhưng bỏ về giữa chừng vẫn cho đủ điểm ở tiêu chuẩn 3…
Đề nghị công khai danh sách các trường không đảm bảo chất lượng
Tại hội nghị, Tiến sĩ Bùi Thị Việt, Trưởng Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, Trường cao đẳng Sư phạm TƯ TPHCM đề nghị: “Bộ GD-ĐT cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức kiểm định giữa kỳ, đánh giá chương trình đào tạo và văn bản hướng dẫn sử dụng kết quả đánh giá trong bình xét thi đua hàng năm. Đặc biệt, cần có kế hoạch rõ ràng, hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Cần có biện pháp, chế tài cho các đơn vị thực hiện nghiêm/không nghiêm trong kiểm định chất lượng, bởi có một số cán bộ giáo viên không nhận thấy lợi ích của công tác này”.
Dap An De Thi Dai Hoc Cao Dang 2011
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Đại diện trường CĐ Công nghiệp – Dệt may thời trang Hà Nội kiến nghị với Bộ xem xét một số tiêu chí quá cao đối với các trường hiện nay như đủ diện tích, chỗ làm việc cho tất cả cán bộ, giảng viên.

Còn Tiến sĩ Huỳnh Thanh Nhã, hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ, cho rằng Bộ cần tăng cường hướng dẫn, mở nhiều lớp tập huấn và có chỉ đạo thường xuyên để các trường sớm hoàn thiện công tác đảm bảo chất lượng đào tạo. Thành lập các tổ chức chuyên nghiệp, minh bạch để triển khai công tác đánh giá ngoài đối các trường đã hoàn chỉnh tự đánh giá chất lượng.

Đại diện Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình đề nghị Bộ công khai kết quả kiểm định chất lượng của các trường để xã hội biết làm cơ sở quyết định lựa chọn trường để học tập. Bộ cũng cần có kế hoạch dài hạn, có giải pháp cụ thể để tuyên truyền cho xã hội hiểu và ủng hộ chủ trương kiểm định chất lượng giáo dục. Chỉ trên cơ sở được sự đồng thuận của xã hội, công tác kiểm định chất lượng giáo dục mới thực sự phát huy hiệu quả cao nhất.

Lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT cho biết, năm học 2010 – 2011, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn đánh giá cho điểm để đảm bảo yêu cầu dễ hiểu, dễ vận dụng cho các trường trong việc tự chấm, giảm đến mức tối đa sự chênh lệch kết quả chất giữa Bộ và trường.

Bỏ quy định thi chung đợt, chung đề hệ vừa làm vừa học

Lịch thi của hệ vừa làm vừa học do hiệu trưởng nhà trường quy định. Đó là một trong những điểm mới của dự thảo thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức vừa làm vừa học mà Bộ GD-ĐT vừa công bố.

Theo đó, hằng năm các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức vừa học vừa làm (VLVH) tổ chức tuyển sinh; Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức VLVH: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, xây dựng kế hoạch, tổ chức ra đề các môn văn hóa, các môn năng khiếu, nghệ thuật, in sao, bảo quản, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.

quy dinh vua hoc vua lam, dap an de thi dai hoc 2011
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Trước ngày thi 45 ngày, các trường báo cáo Bộ GD-ĐT kế hoạch triển khai các kỳ thi tuyển sinh; chỉ tiêu và ngành nghề dự kiến tuyển sinh; số môn thi và tên các môn thi; ngày thi, địa điểm thi và địa điểm đặt lớp; đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đầy đủ thông tin về các đợt thi tuyển sinh.

Các trường không có điều kiện tự ra đề thi, không được mời người tham gia biên soạn, phản biện đề thi với tư cách cá nhân mà phải ký hợp đồng làm đề thi với trường khác.

Thời gian làm bài đối với mỗi môn thi tự luận là 180 phút và đối với mỗi môn thi trắc nghiệm là 90 phút; thời gian làm bài thi các môn năng khiếu, nghệ thuật do hiệu trưởng các trường quy định và thông báo công khai trước đợt thi 90 ngày. Thí sinh phải thi đủ số môn quy định. Thí sinh không dự thi đủ số môn quy định, không được xét tuyển.

Đặc biệt, Bộ yêu cầu các trường mở lớp tại địa phương phải có ít nhất 2 năm đào tạo chính quy tại trường; có văn bản giao nhiệm vụ đặt lớp tại địa phương của Bộ Giáo GD-ĐT đối với ngành tuyển sinh lần đầu. Ngoài ra, các trường phải có công văn của UBND cấp tỉnh hoặc Bộ ngành chủ quản xác nhận về nhu cầu đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất và môi trường sư phạm của cơ sở đặt lớp.

Nhiều ĐH dự kiến tăng chỉ tiêu, mở thêm ngành học mới

Tuyển sinh 2010, nhiều trường đại học đã phải đóng cửa một số ngành vì không tuyển được thí sinh. Biết thế nhưng tuyển sinh 2011, nhiều trường đại học vẫn lạc quan tăng chỉ tiêu và xin Bộ GD-ĐT mở thêm nhiều ngành học mới.

Tuyển sinh 2010, theo thống kê có khoảng vài chục trường ĐH, CĐ ngoài công lập, thậm chí có cả trường công lập đã phải đóng cửa một số ngành học vì rất ít thí sinh không đủ mở lớp. Một số ngành học mà các trường đóng cửa như Kế toán, Quản trị kinh doanh, ngành Chăn nuôi, Sư phạm sinh, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Sư phạm kỹ thuật công nghiệp, Ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản…

tuyen sinh dai hoc 2011
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Ngược lại, nhiều trường lạc quan với tuyển sinh 2011, dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh và mở thêm ngành học mới. Tuy nhiên, với việc mở thêm ngành học mới, các trường đang chờ Bộ GD-ĐT phê duyệt nên đó mới chỉ là dự kiến.

Cụ thể, Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh dự kiến tuyển khoảng 2.200 chỉ tiêu, trong đó 1.100 chỉ tiêu hệ ĐH và 1.100 chỉ tiêu hệ CĐ. Ông Phạm Văn Phú, trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết: “Trường đang xin Bộ cho mở thêm 5 ngành học mới như Công nghệ kỹ thuật cơ điện; Công nghệ kỹ thuật điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ – điện tử; Quản trị kinh doanh và Kỹ thuật trắc địa bản đồ”.

ĐH Hà Tĩnh, tuyển sinh 2011, dự kiến tổng chỉ tiêu vào trường là 2.360, trong đó hệ ĐH 900, hệ CĐ 760, còn lại hệ trung cấp. Theo lãnh đạo nhà trường dự kiến mở thêm 3 ngành học mới là: Tài chính ngân hàng; Marketing; Việt Nam học.

Học viện Báo chí & Tuyên truyền, ông Nguyễn Phúc Thanh, trưởng phòng đào tạo cho biết: Tuyển sinh 2011, trường dự kiến tăng thêm 100 chỉ tiêu. Tổng chỉ tiêu vào Học viện là 1.550 và 200 chỉ tiêu văn bằng 2. Học viện dự kiến mở thêm 2 chuyên ngành là Chính sách công và Công tác xã hội. Mỗi chuyên ngành dự kiến tuyển 50 chỉ tiêu”.

Đại học Hùng Vương – Phú Thọ, tuyển sinh 2011 mở thêm ngành học mới là Sư phạm Hóa và dự kiến mở thêm ngành liên kết đào tạo là ngành Du lịch và Kỹ thuật điện. Tổng chỉ tiêu vào trường năm nay là 1.400, trong đó 1.100 hệ ĐH và 300 hệ CĐ.

ĐH Công Đoàn, không mở ngành học mới nhưng tăng chỉ tiêu ở mức tối đa Bộ cho phép là 7%,  dự kiến tuyển sinh 2011 khoảng 2.000 chỉ tiêu.

ĐH Hải Phòng: Tuyển sinh 2011, dự kiến tổng chỉ tiêu 3.100 cả hệ ĐH và CĐ.

ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương: Theo lãnh đạo của trường, để đảm bảo chất lượng và thực hiện đào tạo theo tín chỉ bắt đầu từ năm học này nên trường không tăng chỉ tiêu giữ ổn định như năm trước là 1.150 chỉ tiêu.

ĐH Lao động – Xã hội cũng giữ ổn định chỉ tiêu như năm 2010 là 2.000, trong đó hệ ĐH là 1.500 và hệ CĐ là 500.